• Loading...
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh!
 

Nội dung tìm kiếm:

Chỉ thi 18-CT/TU ngày 25 tháng 7 năm 2008
Ngày xuất bản: 24/05/2016 7:09:23 SA

 

TỈNH ỦY YÊN BÁI

   Số 18-CT/TU      

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

         Yên Bái, ngày 25 tháng 7 năm 2008

 

CHỈ THỊ

Về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác khuyến học,

khuyến tài, xây dựng xã hội học tập

 
 

 

            Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa IX) về xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập; Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với khuyến học Việt Nam; Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X)về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập và Thông tri số 35- TT/TU, ngày 25/10/2000 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với các hoạt động khuyến học; những năm qua, công tác khuyến học của tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực, thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội; sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền và vai trò của Mặt trận tổ quốc, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các dòng họ... đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đã từng bước được đẩy mạnh.

            Các phong trào thi đua xây dựng “ Gia đình hiếu học”, “ Dòng họ khuyến học” từ tỉnh đến cơ sở được khơi dậy và đẩy mạnh, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc theo tinh thần học tập thường xuyên và suốt đời. Các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn được thành lập, hầu hết các cơ quan, đơn vị đã thành lập, kiện toàn các Hội, ban khuyến học, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, người lao động và mọi người dân có thêm cơ hội được học tập; thực hiện một bước xã hội hóa giáo dục.

            Tuy nhiên, kết quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của tỉnh mới chỉ là bước đầu; mặt bằng dân trí và chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh còn thấp; tỷ lệ người chưa biết chữ còn cao, trong đó có cả cán bộ thôn, bản. Nhận thức của một số cấp ủy đảng, đảng viên và nhân dân về sự cần thiết, tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong thời kỳ mới còn hạn chế; hoạt động của một số địa phương, cơ quan, đơn vị còn mang tính hình thức, phong trào phát triển chưa vững chắc, không đồng đều; việc huy động các nguồn lực của xã hội thông qua các chủ trương, biện pháp tuyên truyền, vận động thực hiện xã hội hóa để các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập còn hạn chế. Cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện làm việc của các cấp hội khuyến học còn nhiều khó khăn.

            Để triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 11-CT/TW, ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, từng bước xây dựng và phát triển mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng các cấp, các ban, ngành, đoàn thể tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ trong tâm sau:

1-Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục trong Đảng bộ và nhân dân về công tác khuyến học; cùng với việc tổ chức hội nghị, các cấp ủy đảng chỉ đạo tuyên truyền giáo dục với nhiều hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả như: đưa vào nội dung sinh hoạt thường kỳ của chi bộ, tổ chức đoàn thể, cụm dân cư, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các tạp chí, báo, đài của tỉnh, huyện và các ngành, nhằm quán triệt nhận thức rõ về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập ở nước ta hiện nay. Xác định nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu cơ bản trong chiến lược chấn hưng, phát triển giáo dục nước nhà thời kỳ CNH-HĐH đất nước.

            2- Cấp ủy đảng tổ chức hội nghị sơ kết một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng xã hội học tập trong phạm vi từng địa phương, đơn vị đã xây dựng, vận hành Đề án đã và đang thực hiện theo tinh thần Chỉ thị 11-CT/TW. Đối với những địa phương, đơn vị chưa có Đề án cần khẩn trương xây dựng để sớm đưa vào vận hành từ nay đến năm 2010, tạo tiền đề cho phát triển xã hội học tập giai đoạn 2010- 2015, những định hướng, mục tiêu cơ bản đến năm 2020.

            3- Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào khuyến học, khuyến tài phù hợp với tình hình mới theo tinh thần Chỉ thị 11- CT/TW của Bộ Chính trị. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa ngành Giáo dục -  Đào tạo, Hội khuyến học và các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên tham mưu, đề xuất với các cấp ủy, chính quyền về chủ trương, biện pháp xây dựng điều kiện thiết yếu hỗ trợ các cơ sở giáo dục - đào tạo giảng dạy, học tập nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục ; xây dựng quy chế tổ chức hoạt động tạo lập cơ sở pháp lý, cơ chế hoạt động, đầu tư phát triển đa dạng hóa các loại hình học tập phù hợp với nhu cầu, điều kiện học tập của từng đối tượng. Tập trung chỉ đạo xây dựng, củng cố hệ thống trung tâm học tập cộng đồng; phát triển nhân tài; có chính sách, chế độ bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút, phát triển tài năng, nhất là đối với tài năng trẻ.

            4- Tiếp tục xây dựng, củng cố hội khuyến học các cấp vững mạnh làm nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp với các tổ chức lực lượng xã hội tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

            Kiện toàn tổ chức, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, nâng cao năng lực quản lý hoạt động của hội khuyến học các cấp và cơ sở hội. Đối với các địa bàn, đơn vị chưa có tổ chức hội cần mở rộng phát triển mạng lưới chi hội đến các thôn, bản; ban khuyến học các cơ quan, đoàn thể, dòng họ, các hội quần chúng... đi đôi với việc xây dựng nội dung, chương trình, điều kiện và những biện pháp tích cực huy động xây dựng quỹ khuyến học đảm bảo cho hội duy trì, phát triển và hoạt động thường xuyên. Chỉ đạo bố trí sắp xếp cán bộ chủ chốt theo dõi, trực tiếp lãnh đạo công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở các địa phương, đơn vị. Đưa vào chương trình, kế hoạch công tác của các cấp ủy, chính quyền; định kỳ kiểm điểm, đánh giá tình hình, kết quả đạt được, giải quyết kịp thời khó khăn, tồn tại, thường xuyên đẩy mạnh nhiệm vụ trọng tâm xây dựng xã hội học tập.

            Các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, nghề nghiệp, các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp tích cực, chủ động tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo tinh thần xã hội hóa giáo dục; vận động quần chúng tham gia đóng góp trí tuệ, tự lực công sức và tiền của từ ngoài ngân sách nhằm tăng cường nguồn lực, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của việc học tập.

            5- Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 02-CT/TTg, ngày 08/01/2008 của Thủ tưởng Chính phủ về đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã học tập; chỉ đạo việc xây dựng, ban hành, vận dụng bổ sung chủ trương, chính sách xã hội, cơ hội vận hành tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Khuyến học các cấp hoạt động thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội học tập; chỉ đạo đảm bảo công tác kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 11- CT/TW gắn với tình hình, kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập ở các địa phương, đơn vị; định kỳ hàng năm sơ kết, kịp thời biểu dương, khen thưởng đơn vị cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác khuyến học, khuyến tài.

            Ngành Giáo dục - Đào tạo tiếp tục tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức thực hiện Quyết định 112/2005/NQ-CP ngày 18-5-2005 của Thủ tướng Chính phủ theo Đề án xây dựng xã hội học tập; đồng thời phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và Hội khuyến học xây dựng biện pháp, hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục; đặc biệt với giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn, trung tâm giáo dục thường xuyên, tạo điều kiện để mọi người dân đều có thêm cơ hội được học tập nâng cao hiểu biết, năng lực sản xuất và cải thiện chất lượng cuộc sống.

            6- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ban tuyên giáo các huyện, thị, thành ủy phối hợp với ban dân vận cùng cấp, Thường trực Hội khuyến học tỉnh giúp cấp ủy theo dõi, hướng dẫn chỉ đạo việc thực hiện chỉ thị này; hàng năm báo cáo Ban thường vụ Tỉnh ủy về kết quả thực hiện.

            Chỉ thị này phổ biến đến chi bộ./.

 

Nơi nhận:

-Thường trực Ban Bí thư TW;

- Thường trực Tỉnh ủy;

- Đảng, đoàn HĐND, BCS Đảng UBND tỉnh;

- Các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc;

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;

- Các đồng chí Tỉnh ủy viên;

- Lưu VPTU.

Xem chi tiết: Tải về

                  T/M BAN THƯỜNG VỤ

                             BÍ THƯ

                             (đã ký)

 

 

 

                       Hoàng Xuân Lộc