• Loading...
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh!
 

Nội dung tìm kiếm:

Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 08/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ngày xuất bản: 09/06/2017 7:17:19 SA

 

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH YÊN BÁI

 
   

Số: 95 /KH-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

          Yên Bái, ngày 08  tháng 7  năm 2014

 

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Yên Bái

 
 

 

 

Thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” và Công văn số 2750/BCĐQG-XHHT ngày 28/5/2014 của Ban chỉ đạo Quốc gia xây dựng xã hội học tập về việc triển khai Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”; Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái xây dựng Kế hoạch triển khai, thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Yên Bái với các nội dung sau:

 

  I.  MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh các hoạt động học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng thông qua việc xây dựng và triển khai các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”, góp phần thực hiện các mục tiêu xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 theo Kế hoạch 97/KH-UBND  ngày 14/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái .

2. Mục tiêu cụ thể

          a. Xây dựng và thí điểm các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” để triển khai nhân rộng từ năm 2016 trong phạm vi toàn tỉnh;

          b. Phấn đấu đến năm 2020:

          - 100% cán bộ, hội viên của Hội Khuyến học được tập huấn nâng cao nhận thức về xã hội học tập, học tập suốt đời và các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng;

          - Tăng bình quân mỗi năm 2,5% gia đình được công nhận Danh hiệu “Gia đình học tập”; 40% dòng họ được công nhận Danh hiệu “Dòng họ học tập”; 50% cộng đồng (thôn, bản, tổ dân phố và tương đương) đạt Danh hiệu “Cộng đồng học tập”. Đối với vùng kinh tế phát triển (thành phố, thị xã, huyện vùng thấp tỷ lệ này tương ứng 3,0%, 50%, 60%; vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc ít người,vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các tỷ lệ này tương ứng là 2,0%,30% và 40%).

          - 60% các tổ chức, cơ quan, trường học, đơn vị. Doanh nghiệp đạt Danh hiệu “Đơn vị học tập”.

 

            II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Xây dựng và thí điểm các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập.

a. Tổ chức nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm trong và ngoài Tỉnh về việc thúc đẩy các hoạt động học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, đề xuất các mô hình và tổ chức Hội thảo lấy ý kiến rộng rãi của các địa phương, các Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội , các  cán bộ khoa học trong tỉnh, chuyên gia Trung ương về các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng;

b. Tổ chức thực hiện thí điểm phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng tại 3 điểm; Thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, huyện Trạm Tấu .

 c. Triển khai, giám sát, đánh giá, sơ và tổng kết việc thực hiện các  mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng ở 3 điểm (Thành phố Yên Bái, huyện  Trấn Yên, huyện Trạm Tấu )

d. Tổ chức biên soạn và in ấn tài liệu hướng dẫn tuyên truyền và nhân rộng các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng. 

          2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xã hội học tập, học tập suốt đời, mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng:

          a. Tổ chức tuyên truyền thông qua hệ thống mạng lưới cơ sở và hội viên Hội Khuyến học các cấp; thông qua trang Website của Hội khuyến học Yên Bái và đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền viên của Hội Khuyến học tỉnh .

          Nâng cấp trang website của Hội;

          - Tập huấn các cộng tác viên, tuyên truyền viên của Hội

b. Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, của Trưng ương. Cụ thể:

- Mở chuyên mục “học tập suốt  đời” trên kênh truyền hình Yên Bái, 6 số/năm.

- Xây dựng cụm pano, áp phích tuyên truyền về xã hội học tập, học tập suốt đời, các thông điệp về xã hội học tập, học tập suốt đời phục vụ công tác tuyên truyền .

- Xây dựng tài liệu tuyên truyền gồm: Tài liệu phục vụ cho báo cáo viên, tuyên truyền viên, tờ rơi, tài liệu khác.

c. Tổ chức tuyên truyền thông qua sự phối hợp với các ngành, ban hữu quan, Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái và các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội trên dịa bàn Yên Bái .

3. Tổ chức tập huấn, triển khai cho cán bộ, Hội viên Hội khuyến học về XHHT, HTSĐ; Phát động phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng toàn tỉnh .

          a. Tổ chức Hội nghị quán triệt Quyết định số 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09 tháng 01 năm 2013 về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”, Quyết định 281 /QĐ - TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ: và tiêu chí của các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập” và “Cộng đồng học tập” cho cán bộ, Hội viên các cấp Hội Khuyến học;

          b. Tổ chức phát động và thực hiện  phông trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng trong phạm vị toàn tỉnh.

          c. Giám sát, kiểm tra việc nhân rộng các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng ở các địa phương trong toàn tỉnh và tổ chức các Hội nghị sơ kết, tổng kết  việc triển khai nhân rộng các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng hàng năm;

          d. Tổ chức Đại hội biểu dương các gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị đạt Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học lập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” tiêu biểu toàn tỉnh;

          4. Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, góp phần đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng:

          a. In ấn tài liệu và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động tại Trung tâm học tập cộng đồng cho đội ngũ cán bộ, hội viên Hội Khuyến học các cấp tham gia quản lý và giảng dạy tại các Trung tâm học tập cộng đồng;

          b. Tập huấn và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý Trung tâm học tập cộng đồng.

          5. Tổ chức đánh giá, công nhận Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”:

          a. Tuyên truyền, phổ biên Bộ tiêu chí đánh giá, công nhận các Danh hiệu;

          b. In ấn tài liệu hướng dẫn đánh giá, công nhận các Danh hiệu;

          c. Tập huấn nâng cao nặng lực cho cán bộ Hội Khuyến học các cấp, tập huấn phương pháp , quy trình  tổ chức đánh giá, công nhận các Danh hiệu;

          d. Tổ chức đánh giá, công nhận các Danh hiệu.

            III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:

1. Năm 2014 :

- Tổ chức khảo sát  thực tiễn của tỉnh xây dựng kế hoạch  triển khai thực hiện Đề án “ Đẩy mạnh phong trào  học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

- Tổ chức tập huấn, quán triệt nội dung các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xã hội học tập, học tập suốt đời và các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về xã hội học tập, học tập suốt đời.

- Nghiên cứu kinh nghiệm của các tỉnh  bạn, tiếp thu tinh thần chỉ đạo của Trung ương Hội khuyến học Việt Nam; tổng kết phong trào xây dựng “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ hiếu học”, “Cộng đồng khuyến học” của tỉnh, dự thảo tiêu chí, tổ chức hội thảo các mô hình học tập suốt đời.

- Chuẩn bị tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền

- Thí diểm mô hình học tập suốt đời tại 3 điểm (Thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, huyện Trạm Tấu

2. Năm 2015:

- Giam sát tổ chức thực hiện mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng ở 3 điểm chỉ đạo, sơ kết, tổng kết 3 điểm, hoàn thiện các mô hình học tập suốt đời.

3. Năm 2016  đến năm 2020;

- Triển khai phát động phong trào học tập suốt đời toàn tỉnh Yên Bái

          IV. KINH PHÍ THỰC KẾ HOẠCH

          1. Kinh phí thực hiện Đề án bao gồm: Ngân sách nhà nước theo phân cấp Ngân sách nhà nước hiện hành (Ngân sách trung ương, Ngân sách địa phương) được cấp cho Hội có tính chất đặc thù.

          2. Căn cứ các nhiệm vụ được giao, hằng năm Hội Khuyến học lập dự toán kinh phí thực hiện và tổng hợp chung vào dự toán chi Ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động của Hội, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.

          3. Các địa phương có trách nhiệm cân đối ngân sách dành kinh phí hỗ trợ việc xây dựng và thí điểm các mô hình học tập suốt đời, tổ chức tập huấn, tuyên truyền, nhân rộng, giám sát, đánh giá, khen thưởng các cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng, các tổ chức có thành tích hoặc có đóng góp tích cực đối với phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và tổ chức đánh giá, công nhận các Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” tại địa phương mình.

          V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.  Hội Khuyến học

- Chủ trì và làm nòng cốt trong việc phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp có liên quan tổ chức thực hiện Kế họach này; tuyên truyền vận động mọi người dân tích cực học tập suốt đời, tham gia xây dựng xã hội học tập, củng cố và nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của TTHTCĐ, sử dụng các thiết chế đã có ở cơ sở làm cơ sở vật chất phục vụ cho phong trào học tập suốt đời.

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các Hội khuyến học của địa phương tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương cùng cấp xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch này, làm nòng cốt trong việc thực hiện kế hoạch.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả của việc triển khai thực hiện của địa phương và định kỳ báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh.

2.     Sở Giáo dục và Đào tạo:

          - Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo công tác giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời trên địa bàn; xây dựng các văn bản liên quan đến phát triển giáo dục thường xuyên và xây dựng xã hội học tập;

          - Chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học các địa phương củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng;

          - Phối hợp với Hội Khuyến học tổ chức thí điểm và nhân rộng mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng;

          - Phối hợp với Hội Khuyến học tổ chức đánh giá, công nhận Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” theo bộ tiêu chí;

- Chỉ đạo công tác xóa mù chữ ở vùng đồng bào dân tộc và phương thức tự học, đào tạo từ xa ở nơi có điều kiện.

          3. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí của địa phương phối hợp với Hội Khuyến học tuyên truyền phong trào học tập suốt đời.

4. Sở Văn hóa – Thể thao  và Du lịch:

          - Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện “Đẩy mạnh các hoạt động các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” phục vụ cho học tập suốt đời.

          - Phối hợp với Hội Khuyến học tham mưu cho chính quyền địa phương trong việc đánh giá, công nhận Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập” và “Cộng đồng học tập” kết hợp với việc đánh giá, công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương.

          5. Sở lao động – Thương binh và Xã hội:

          - Phối hợp với các ngành và tổ chức hữu quan cung cấp cơ hội và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghề hỗ trợ phong trào học tập suốt đời.

          - Lồng ghép tuyên truyền và hỗ trợ phong trào học tập suốt đời với việc thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ người lao động nông thôn, người hết tuổi lao động, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập suốt đời.

6. Sở Tài chính và Sở Kế hoạch – Đầu tư:

Tham mưu việc bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch từ năm 2014 và các năm tiếp theo. Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính, kế hoạch phân bổ tài chính, phối hợp kiểm tra giám sát, đánh giá thực hiện Kế hoạch.

7. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy:

Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng và cấp ủy các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện các biện pháp học tập suốt đời và xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập.

8. Đề nghị Đảng uỷ các cơ quan Tỉnh, Đảng uỷ khối doanh nghiệp Tỉnh:    

Hướng dẫn và định hướng cho các cấp uỷ Đảng trực thuộc động viên cán bộ, đảng viên trong đơn vị tích cực tham gia và tiên phong gương mẫu thực hiện phong trào học tập suốt đời tại đơn vị và nơi cư trú.

          9. Báo Yên Bái, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Yên Bái

          - Phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh lồng ghép hoặc xây dựng chuyên mục về học tập suốt đời, các chuyên mục giáo dục khác nhau phục vụ và cung cấp cơ hội học tập suốt đời đa dạng cho người dân.

          - Phối hợp với Hội Khuyến học tổ chức tập huấn nghiệp vụ viết tin bài cho đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên.    

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái và các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc  Việt nam, tỉnh Yên Bái, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu giáo chức, Hội người Cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân …phối hợp với Hội khuyến học  đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo mọi điều kiện cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động, hội viên thuộc cơ quan, tổ chức của mình được HTSĐ và tích cực tuyên truyền vận động xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng của mình đạt Danh hiệu “ Gia đình học tập”,  “Dòng họ học tập’ và “ Cộng đồng học tập”.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

          - Chỉ đạo Ban chỉ đạo CMC – PCGD và xây dựng xã hội học tập cùng cấp triển khai thực hiện kế hoạch này. Có trách nhiệm bố trí ngân sách thực hiện việc làm thí điểm, tuyên truyền, nhân rộng, giám sát, đánh giá, khen thưởng các cá nhân, tập thể, gia đình, dòng họ, cộng đồng có thành tích hoặc có đóng góp tích cực đối với phong trào HTSĐ trong gia đình, dòng họ, cộng đồng tại địa phương.

          - Chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền tỏ chức tuyên truyềm cho cán bộ, đảng viên, mọi người dân của địa phương về  xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời, các mô hình học tập suốt đời. Tạo điều kiện, cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân.

- Chủ trì, phối hợp với Hội khuyến học, ngành Giáo dục cùng cấp tổ chức đánh giá và công nhận các mô hình học tập suốt đời ở địa phương.

- Tổ chức tuyên dương khen thưởng các điển hình tiêu biểu của các mô hình học tập suốt đời.

- Tổ chức tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời tại địa phương.

- Hàng năm có sơ kết và tổng kết, thường xuyên báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình chỉ đạo xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch này./.

 

Nơi nhận:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- TT Tỉnh ủy;

- TT HĐND tỉnh;

- TT UBMTTQ Việt Nam tỉnh;

- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

- Ban VH-XH của HĐND tỉnh;

- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

- Chánh, Phó VPUBND tỉnh;                                         

- Các sở, ban, ngành;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố;                                                        

- Các tổ chức đoàn thể tỉnh;

- Báo Yên Bái, Đài PTTH tỉnh;

- Lưu: VT, VX.

 

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Ngô Thị Chinh

 

 

 

 

 

 Xem chi tiết: Tải về