• Loading...
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh!
 

Nội dung tìm kiếm:

Tài liệu XHHT từ tầm nhìn đến hành động
Ngày xuất bản: 09/06/2017 3:08:37 SA

 

MỤC LỤC

XÃ HỘI HỌC TẬP.. 2

 

THÀNH PHỐ HỌC TẬP.. 36

 

CÔNG DÂN HỌC TẬP.. 49

 

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÔNG DÂN HỌC TẬP.. 62

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI GIÁO DỤC  NGƯỜI LỚN... 84

 

GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP.. 95

 

INDUSTRY 4.0 VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC.. 107

 

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NHÂN TỐ BẢO ĐẢM SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI NHANH VÀ BỀN VỮNG... 119

 

VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI. 136

 

VỊ THẾ NHÀ GIÁO TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC.. 153

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XÃ HỘI HỌC TẬP

(Từ tầm nhìn đến hành động)

          I. Những quan điểm và những góc nhìn về xây dựng xã hội học tập.

          1. Điểm lại một số công trình nghiên cứu trên thế giới.

          Khái niệm “Xã hội học tập” (The learning society) xuất hiện trên sách báo vào những năm 70 của thế kỉ XX. Một trong những người đầu tiên đưa ra khái niệm này là Donal Alan SchÖn khi ông bàn đến giáo dục công lập và tư thục trong một xã hội thay đổi nhanh chóng và lớn lao[1]. Cuốn sách “Learning to be” (Học để tồn tại – cũng có người dịch là học để làm người) đã gây nên một cuộc tranh luận sôi nổi có tính toàn cầu, và qua đó, người ta đi sâu vào nội hàm của 2 khái niệm “học tập suốt đời” (Life long learning) và “xã hội học tập”.

          Trước khi Edgard Faure công bố tác phẩm “The Learning society”, Robert Maynard Hutchins đã cho ra mắt độc giả cuốn sách “The Learning society” (Xã hội học tập), trong đó nói đến tầm quan trọng của việc thúc đẩy người lớn học tập, bởi việc này có tác động tích cực đến sự phát triển của xã hội[2].

          Năm 1996, Jacques Delors đã viết một báo cáo của Ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI với cái tên “Learning: The Treasure Within” (Học tập: Một kho báu tiềm ẩn) để trình UNESCO[3]. Đây là một tuyên ngôn về giáo dục thế kỷ XXI, trong đó, nêu rõ thế giới hiên tại của chúng ta đang chịu sự chi phối của xu thế toàn cầu hóa. Mặt tích cực, mặt lợi ích của xu thế này là giao lưu mở rộng, khoa học và công nghệ phát triển nhanh, tăng trưởng kinh tế đạt tới mức mà lịch sử phát triển nhân loại chưa bao giờ chứng kiến. Song, mặt hạn chế cũng phải tính đến như phân phối các lợi ích còn xa mới đạt tới sự công bằng, sự gia tăng tình trạng thiếu việc làm, sự thải loại một nhóm người ra khỏi quyền thụ hưởng lợi ích của tiến bộ xã hội, những mâu thuẫn giữa các nước phát triển và đang phát triển, sự bất bình đẳng và sự bất công trong hưởng thụ giáo dục.



[1] SchÖn, D.A (1973). Beyond the Stole State. Public and Private learning in a Change society, Hormondsworth: Penguin (SchÖn, D.A là một chính trị gia, một nhà tư tưởng có ảnh hướng lớn đến sự phát triển các lý thuyết và thực hành của học tập chuyên nghiệp trong giaó dục thế kỷ XX).

[2] Hutchins, R.M (1970) – The Learning society, Hormondsworth: Penguin (Hutchins, R.M là một triết gia người Mỹ, đã từng ở vị trí Thủ tướng. Ông là người có ảnh hướng lớn nhà trường thế tục – nhà trường không liên quan đến tôn giáo).

[3] Jacques Delors – L’esducation: un trésor est caché dedans. UNESCO, 1996. Editions ODILE JACOB, 1996 (Jacques Delors, nguyên Chủ tịch Hội đồng châu Âu, 1985 – 1995. Công trình này được Nhà xuất bản UNESCO công bố tháng 4/1996).

Xem chi tiết: Tải về